Quốc Tịch Đất Nước Pháp Được Sang Những Nước Nào
5 Tháng Ba, 2024
Cách Xin Visa Pháp Ở Sài Gòn
7 Tháng Ba, 2024

Luật Hôn Nhân tại Nước Pháp

Luật Hôn Nhân tại Nước Pháp

Nếu bạn chưa biết học tiếng pháp ở đâu là tốt nhất. Hãy đồng hành cùng Cap Education – Tổ chức đào tạo Tiếng Pháptư vấn du học Pháptư vấn du học Canada và định cư Canada diện du học uy tín chất lượng hàng đầu Việt Nam. Với các khóa học nổi tiếng như: 

Học tiếng pháp online
Học tiếng pháp cơ bản
Học tiếng pháp giao tiếp
Học tiếng Pháp xin định cư (PR) Canada, cam kết đầu ra TEF 5
Học Tiếng Pháp nâng cao từ cơ bản A0 đến nâng cao B2, đào tạo đầy đủ 4 kỹ năng nghe – nói – đọc – viết, chuẩn khung tham chiếu đánh giá chung của Châu Âu (CEFR)

Luật pháp ở Pháp là một trong những bộ luật được xem là chặt chẽ, là bản mẫu của nhiều quốc gia trên thế giới. Trong khuôn khổ bài viết này, hãy cùng Cap France tìm hiểu về luật hôn nhân ở Pháp nhé!

 

NỘI DUNG CHÍNH

  • Sơ lược về lịch sử hôn nhân dân sự
  • Điều kiện cử hành hôn lễ
  • Ngày và nơi cử hành hôn lễ
  • Thông báo kết hôn
  • Các trường hợp đặc biệt
  • Nghi thức cử hành hôn lễ
  • Sổ gia đình
  • Chế độ hôn sản
  • Vài chế độ hôn sản thông thường

 

  1. Sơ lược về lịch sử hôn nhân dân sự

Hôn nhân dân sự tại Pháp được thiết lập theo chỉ dụ của vua Louis XVI, ban hành vào tháng 11/1787, đáp ứng yêu cầu của Hội thánh Tin lành. Trước đó, các linh mục công giáo cấp cho các tín hữu trích lục bí tích hôn phối, ghi trong sổ bộ hộ tịch của giáo xứ. Theo quy chế về tổ chức dân sự của hàng giáo sĩ Pháp ngày 17/07/1790, chỉ các giáo sĩ chuyên trách hộ tịch mới có quyền ghi chép vào sổ bộ giáo xứ. Các vợ chồng ngoài công giáo (tin lành, do thái, không tôn giáo…), vì không cử hành bí tích hôn phối, nên không có tên trong sổ hộ tịch.

 

Ngày 20/09/1792, Quốc hội lập pháp thiết lập hôn nhân dân sự thuộc thẩm quyền của chính quyền cấp quận, huyện, hôn nhân được coi là hợp đồng dân sự. Ngày 21/08/1793, Hội nghị Quốc ước (Convention nationale) định nghĩa ‘‘hôn nhân là thỏa thuận giữa nam và nữ được chi phối bởi luật pháp. Họ sống chung với nhau và nuôi dưỡng con cái được sinh ra trong hôn nhân.’’ Tháng 08/1792, Quốc hội biểu quyết đạo luật cho phép ly hôn.

 

Luật lệ về hôn nhân dân sự không cấm việc kết hôn trong mùa chay và mùa vọng. Luật lệ do hoàng đế Napoléon Bonaparte ban hành ngày 21/03/1804 lấy lại các tục lệ về hôn nhân áp dụng tại Paris và luật thành văn tại miền nam nước Pháp. Luật Napoléon đã được sửa đổi dưới thời đệ tam Cộng hòa. Một phần của bộ luật này quy định về luật gia đình và hôn nhân.

 

Luật pháp hiện hành của Pháp định nghĩa hôn nhân là hành vi pháp lý long trọng, kết hợp hai cá nhân, có hiệu lực pháp lý. Hôn nhân là một định chế, không chỉ là một hợp đồng; vì vậy vợ chồng không thể tự ý sửa đổi được. Họ cũng không thể tự ý hủy bỏ hôn nhân. Khi kết hôn, cả hai chấp nhận định chế hôn nhân do luật pháp quy định. Ngược lại, xã hội công nhận và bảo vệ vợ chồng mới cưới.

 

  1. Điều kiện cử hành hôn lễ

Theo luật hôn nhân cho mọi người có hiệu lực kể từ 18/05/2013, hôn nhân kết hợp 2 người cùng phái hoặc khác phái, tự do ưng thuận.

 

2.1. Điều kiện sinh lý

Luật 2006-399 ngày 04/04/2006 quy định tuổi thành hôn là 18 tuổi. Theo điều 145 Luật dân sự, nếu có lý do chính đáng, Biện lý Cộng hòa có thể cho miễn tuổi, với điều kiện được cha mẹ ưng thuận (sự bất đồng ý kiến được coi như chấp thuận).

 

2.2. Điều kiện tâm lý

Vợ chồng sắp cưới phải tự ý ưng thuận mà không bị ép buộc hoặc bị bạo hành. Đối với người chưa đủ 18 tuổi mà được miễn tuổi và người đã đủ 18 tuổi mà không có năng lực pháp luật (majeurs incapables) đều phải có sự ưng thuận của gia đình.

 

2.3. Điều kiện xã hội

Vợ chồng sắp cưới phải còn độc thân, hoặc đã ly hôn. Hai người không có quan hệ thân tộc trực hệ hoặc quan hệ do hôn nhân. Luật pháp nghiêm cấm việc kết hôn giữa hai người có thân tộc trực hệ, giữa anh chị em họ, cô dì, cháu trai cháu gái.

Nếu không đủ điều kiện luật định mà vẫn kết hôn, việc kết hôn sẽ trở nên vô hiệu (nullité).

 

2.4. Các điều kiện hình thức

Khi làm hồ sơ tại tòa thị chính, mỗi đương sự phải nộp:

– Bản sao giấy khai sinh dưới 3 tháng (điều 70 dân luật).

– Bản sao thẻ căn cước (carte nationale d’identité) đối với người có quốc tịch Pháp; hoặc thẻ cư trú (carte de séjour) nếu là người nước ngoài.

– Giấy chứng nhận địa chỉ (biên nhận EDF, biên lai thuê nhà: quittance de loyer).

 

Trong một số trường hợp:

– Giấy cho phép của gia đình đối với người không có năng lực pháp lý.

– Nếu là tái hôn: bản án ly hôn.

– Nếu được miễn tuổi: giấy cho phép miễn tuổi.

– Giấy chứng nhận đã chứng nhận công bố kết hôn (ban de mariage) tại tòa thị chính không cử hành hôn lễ.

– Giấy chứng nhận của công chứng viên nếu làm hợp đồng hôn nhân.

– Chứng chỉ phong tục (đối với người nước ngoài).

 

  1. Ngày và nơi cử hành hôn lễ

Theo điều 74 và các điều khoản kế tiếp của luật dân sự, bí tích hôn phối phải được cử hành sau hôn lễ dân sự. Theo điều 433-21 luật hình sự, thừa tác viên cử hành bí tích hôn phối trước hôn lễ dân sự có thể bị phạt sáu tháng tù giam và 7500 euros phạt vạ.

Nơi cử hành hôn lễ là nơi cư trú của một trong hai người, hoặc nơi tạm trú không gián đoạn từ ít nhất một tháng. Ngoài ra, luật hôn nhân cho mọi người có hiệu lực từ 18/05/2013 còn cho phép cử hành hôn lễ tại tòa thị chính nơi cư trú của cha mẹ của một trong hai người.

Vợ chồng tương lai có thể chọn ngày cưới thuận tiện, ngoại trừ các ngày lễ và ngày chủ nhật. Nhiều người có khuynh hướng chọn ngày thứ bảy. Giờ cử hành sẽ do Tòa Thị chính ấn định, căn cứ theo đề nghị của các đương sự lúc nộp hồ sơ.

Phòng hộ tịch tòa thị chính sẽ phát các mẫu đơn, tùy theo từng trường hợp: độc thân hoặc đã ly hôn, thành niên hoặc vị thành niên, người nước ngoài, góa vợ hoặc góa chồng.

Các đương sự phải nộp hồ sơ chậm lắm là bốn tuần lễ trước ngày cử hành hôn lễ.

 

  1. Thông báo kết hôn

Trước khi cử hành hôn lễ, viên chức hộ tịch dán tờ rao kết hôn trước tòa thị chính nơi cư trú của mỗi đương sự và tòa thị chính nơi sẽ cử hành hôn lễ.

Tờ rao ghi tên họ, nghề nghiệp, nơi cư ngụ của mỗi đương sự và nơi cử hành hôn lễ.

Những người biết đương sự bị ngăn trở có thể làm thủ tục chống đối.

Hôn lễ chỉ có thể cử hành mười ngày sau ngày công bố tờ rao và trong thời hạn một năm.

 

  1. Các trường hợp đặc biệt

Trong trường hợp hôn nhân giữa một người có quốc tịch Pháp và người nước ngoài, viên chức hộ tịch có thể tìm hiểu xem có phải là hôn nhân giả hay không.

Viên chức hộ tịch không thể từ chối cử hành hôn lễ vì lý do người nước ngoài không có giấy tờ cư trú hợp pháp.

 

  1. Nghi thức cử hành hôn lễ

Theo điều 165 luật dân sự, hôn lễ phải cử hành công khai. Mỗi đương sự chọn một hoặc hai người chứng. Như vậy, có tối đa là bốn người chứng. Trong ngày cử hành hôn lễ, các người chứng phải xuất trình thẻ căn cước và ký tên vào sổ bộ.

Viên thị trưởng lần lượt hỏi vợ chồng sắp cưới:

‘‘Chị… (họ và tên của vợ) có bằng lòng lấy anh… (họ và tên người chồng) có mặt ở đây làm chồng hay không ?’’(Madame… (nom et prénoms de la future épouse), consentez-vous à prendre pour époux Monsieur … (nom et prénoms du futur époux) ici présent?)

‘‘Anh… (họ và tên người chồng) có bằng lòng lấy chị… (họ và tên người vợ) có mặt ở đây làm vợ hay không? (Monsieur… (nom et prénoms du futur époux), consentez-vous à prendre pour épouse Madame… (nom et prénoms de la future épouse) ici présente?)

 

Viên chức này long trọng tuyên bố:

‘‘Nhân danh Pháp luật, tôi tuyên bố anh… và chị được kết hợp trong hôn nhân.’’(Au nom de la Loi, je déclare monsieur… (nom et prénoms de l’époux) et madame… (nom et prénoms de l’épouse), unis par le mariage).

 

Sau đó, viên chức hộ tịch tuyên đọc các điều khoản của luật dân sự về hôn nhân:

Điều 212: Vợ chồng có nghĩa vụ cùng tôn trọng, trung thành, giúp đỡ nhau về vật chất cũng như tinh thần.

Điều 213: Vợ chồng cùng nhau bảo đảm việc chỉ đạo gia đình về tinh thần cũng như vật chất. Cả hai chung lo việc giáo dục và chuẩn bị cho tương lai con cái.

Điều 214: Nếu hợp đồng hôn nhân không quy định việc  vợ chồng đóng góp vào chi tiêu của gia đình, cả hai đóng góp tỷ lệ theo khả năng của mỗi người.

Điều 215: Vợ chồng có nghĩa vụ sống với nhau trọn đời.

Điều 371-1: Quyền của cha mẹ là toàn bộ quyền lợi và nghĩa vụ nhằm bảo đảm lợi ích của con cái. Quyền này thuộc về cha mẹ đến khi đứa con đến tuổi thành niên, hoặc được thoát quyền, nhằm bảo vệ con cái trong sự an toàn, bảo đảm sức khỏe và đời sống tinh thần cũng như việc giáo dục con cái, cho phép đứa con được phát triển trong sự tôn trọng nhân cách.

Điều 220: Vợ hoặc chồng có thể ký hợp đồng nhằm sửa sang chỗ ở hoặc giáo dục con cái: các khoản nợ này tuy chỉ có một người ký tên nhưng có hiệu lực cho cả hai.

Vợ chồng cũng không có nghĩa vụ liên đới trả nợ nếu không được sự ưng thuận của cả hai vợ chồng liên hệ đến việc mua trả góp cũng như việc mượn tiền, trừ phi là tiền mượn không đáng kể, cần thiết cho đời sống thường nhật.

 

  1. Sổ gia đình

Sổ gia đình được cấp ngay sau lúc cử hành hôn lễ, hoặc sau ngày sinh con đầu lòng (đối với con ngoại hôn).

Sau này, viên chức hộ tịch sẽ ghi việc sinh con, ly thân, ly hôn, từ trần vào sổ gia đình.

Hôn nhân không phát sinh hiệu lực về tên họ. Tên của mỗi người là tên ghi trên giấy khai sinh. Tuy nhiên, người vợ có thể mang tên của người chồng thay hoặc thêm vào họ của mình. Tên thường dùng tuy không được ghi trong giấy khai sinh nhưng có thể ghi trong các tài liệu hành chính khác như thẻ căn cước, với điều kiện phải ghi riêng biệt với tên thật.

Từ 01/01/2005, ‘‘vợ chồng có quyền chọn tên họ cho đứa con: hoặc tên cha, hoặc tên mẹ, hoặc cả hai theo thứ tự do vợ chồng quyết định, với điều kiện đứa con chỉ có một tên họ duy nhất. Nếu vợ chồng không có ý kiến, viên chức hộ tịch sẽ ghi tên họ của người cha cho đứa con. Tên họ con đầu lòng sẽ là tên họ các con tiếp theo.

 

  1. Chế độ hôn sản

Vợ chồng tự do lựa chọn chế độ hôn sản bằng cách làm hợp đồng hôn nhân trước công chứng viên. Nếu không làm hợp đồng hôn nhân, chế độ hôn sản áp dụng là chế độ pháp định tài sản là  của chung hai vợ chồng.

Nếu một trong hai người có quốc tịch nước ngoài, cả hai có thể chọn (vào lúc cử hành hôn lễ hoặc trong đời sống vợ chồng) chế độ hôn sản của quốc gia mà một trong hai người có quốc tịch, hoặc chỗ ở của một trong hai người. Nếu không lựa chọn, luật lệ hôn sản áp dụng là luật nơi chỗ ở đầu tiên của vợ chồng.

 

  1. Vài chế độ hôn sản thông thường

Chế độ pháp định là chế độ tài sản chung: tài sản và thu nhập của hai vợ chồng đều là của chung. Tuy nhiên, tài sản của mỗi người có trước khi kết hôn, di sản hoặc tài sản tặng cho sau khi kết hôn vẫn là của riêng. Mỗi người có quyền tự do sử dụng của riêng.

 

Các chế độ cộng đồng do hợp đồng: Chế độ pháp định có thể được điều chỉnh thông qua hợp đồng hôn nhân (contrat de mariage) như việc vợ hoặc chồng qua đời, người còn sống được hưởng tất cả, trên một nửa hoặc dưới một nửa tài sản chung.

 

Chế độ phân chia tài sản: tài sản và thu nhập của mỗi người sau khi kết hôn vẫn là của riêng. Tuy nhiên, vợ chồng có thể ấn định việc mua chung. Tài sản nào không có giấy tờ chứng minh được coi là của chung, mỗi người được hưởng phân nửa.

 

Nợ của ai, người đó phải trả mà không liên hệ đến người khác; ngoại trừ các khoản nợ để sửa sang nhà cửa hoặc lo cho con cái học hành.

 

Chế độ tham dự vào của chung: Chế độ này áp dụng cho vợ chồng trước đây đã chọn chế độ phân chia tài sản. Sau khi ly hôn, tài sản được chia đôi, trừ di sản và tài sản tặng cho.

 

Việc thay đổi chế độ hôn sản: Hai năm sau khi kết hôn, vợ chồng có thể thay đổi hoặc sửa đổi chế độ hôn sản. Công chứng viên sẽ làm thủ tục, sau đó chuyển qua tòa án để được công nhận.

 

 

LIÊN HỆ NHẬN TƯ VẤN LỘ TRÌNH KHÓA HỌC TIẾNG PHÁP, ĐẠT TCF A2 – B2, DELF A2, DELF B1, DELF B2, DALF C1, VÀ DU HỌC PHÁP, DU HỌC CANADA, ĐỊNH CƯ CANADA

Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:

Bạn muốn đăng ký học thử miễn phí Tiếng Pháp tại CAP, vui lòng đăng ký qua: Hotline/ Viber: +84 916 070 169

 

 

Tags: luat hon nhan o phaphoc tieng phaphoc tieng phap mien phi,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *